Bạn đã biết những nét văn hóa nào đặc sắc của đất nước Nhật Bản?. Chắc hẳn nhiều bạn đã từng biết và tìm hiểu qua. Nhưng có lẽ để biết được chi tiết thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu: 6 nét văn hóa đặc sắc của đất nước Nhật Bản nhé
Nhật Bản là một quốc gia liên tục hứng chịu ảnh hưởng của thiên tai như động đất, sóng thần, núi lửa,…Trong số đó, cũng đã có không ít thiên tai kinh hoàng không khác gì thảm họa. Vậy mà, với ý chí bền bỉ, kiên cường và tinh thần đoàn kết của mình, người Nhật đã khiến cả thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ. Tất cả những đức tính đó đều bắt nguồn từ chính văn hóa của con người nơi đây. Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về những nét văn hóa đặc sắc của Nhật Bản nhé!
[Tổng Hợp] 6 nét văn hóa đặc sắc của đất nước Nhật Bản mà bạn nên biết
Văn hóa trà đạo
Trà đạo được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, Trà đạo được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12. Với những đạo cụ trong việc pha trà và thưởng thức trà như: trà, nước pha trà, ấm nước, lò nấu nước, hũ đựng nước, chén trà. Kensui, hũ lọ đựng trà, khăn fukusa, muỗng múc trà, gáo múc nước, bánh ngọt… tạo nên một nét văn hóa đặc trưng riêng mà không đất nước nào có được. Họ tin rằng thông qua cách uống trà và thưởng thức trà đạo có thể tìm thấy được giá trị tinh thần cần có của bản thân mỗi con người. Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ: “hòa”, “kính”, “thanh”, “tịch”. Trong đó, “Hòa” chính là là hòa bình; “Kính” là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu; “thanh” là thanh tịnh, thanh khiết; còn “tịch’ tức là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo an nhàn.
Trang phục truyền thống Kimono
Kimono trong tiếng Nhật nghĩa là đồ để mặc hoặc còn gọi là Hòa phục (nghĩa là “y phục Nhật”), là loại y phục truyền thống của Nhật Bản. Kimono không đơn thuần là trang phục truyền thống mà còn được xem là một tác phẩm nghệ thuật. Kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết.
Kimono dành cho phụ nữ thường có một cỡ duy nhất, người mặc sẽ không phải lo lắng liệu bộ kimono này có vừa với mình không. Trong khi kimono dành cho phụ nữ có màu sắc nổi bật, hoa văn sặc sỡ thì kimono của nam giới thường không có hoa văn và sẫm màu.
Phụ trang đi kèm: Juban: áo lót, obi: khăn thắt lưng.
Rượu sakê
Sake là một thứ rượu nhẹ truyền thống nấu từ gạo qua nhiều công đoạn lên men. Khi dùng rượu sakê, người Nhật có thể pha thêm nhiều thứ như đường, gừng hay ngâm 1 số thứ hoa quả. Sake có thể uống khi nguội, khi ấm hoặc nóng tùy theo mùa và theo loại sake.
Văn hóa Nhật trong giao tiếp
Nhật Bản và Việt Nam là hai nước phương Đông vì vậy văn hoá Nhật Bản có rất nhiều nét tương đồng với nước ta, tuy nhiên văn hoá giao tiếp của người Nhật lại có nhiều điểm khác biệt. Do đó, các bạn cần phải chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết để bắt đầu hành trình làm việc, du học Nhật Bản thuận lợi nhất. Dưới đây là một số nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Nhật
Cúi chào: Một nét đặc trưng trong giao tiếp của người Nhật được cả thế giới ca ngợi chính là cúi chào. Người Nhật có 3 kiểu chào hỏi: Esaku, Keirei, Saikeirei. Tùy vào địa vị xã hội và quan hệ giao tiếp mà người Nhật có các kiểu cúi đầu khác nhau, nhưng một nguyên tắc bất di bất dịch là “người cấp dưới” luôn phải chào “người cấp trên” trước.
Xem chi tiết: Văn hóa cúi đầu chào của người nhật bản
Giao tiếp mắt: Trong giao tiếp người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối diện. Họ thường nhìn vào một vật trung gian khác như lọ hoa, cây cảnh, cuốn sách hoặc cúi đầu vì theo quan niệm của người Nhật nhìn người đối diện khi nói chuyện là thiếu lịch sự, khiếm nhã.
Hạn chế tiếp xúc cơ thể: Đối với người Việt Nam hay các nước phương Tây, cái bắt tay hay vỗ vai thân mật là cách chào hỏi thân thiện. Tuy nhiên trong văn hóa giao tiếp của người Nhật, họ luôn giữ khoảng cách. Bạn chỉ cần cúi chào và mỉm cười vui vẻ là đã thể hiện sự tôn trọng, thân thiện rồi rồi.
Tinh thần võ sĩ đạo trong văn hóa Nhật Bản
Tinh thần võ sĩ đạo như một lý tưởng về một lối sống đầy nghị lực, quyết tâm mà người Nhật luôn hướng đến. Để trở thành một võ sĩ đạo chân chính phải rèn luyện được các tính căn: Ngay thẳng, dũng cảm, nhân từ, lễ phép, tự kiểm soát bản thân, lòng trung thành và danh dự. Nhờ vào các đức tính đó, mà từ một nước nghèo ở Đông Á, hứng chịu nhiều tổn thất từ chiến tranh thế giới thứ 2 và thiên nhiên khắc nghiệt tàn phá, Nhật Bản đã vươn lên trở thành một trong những nước có nền công nghiệp và kinh tế phát triển hàng đầu thế giới.
Những nét lạ trong văn hóa Nhật
Trong văn hóa Nhật Bản có một số điều khiến khách du lịch hay những người lần đầu tiên đặt chân tới đất nước này không khỏi ngạc nhiên:
- Phát ra tiếng động khi ăn là để thể hiện một lời khen ngợi.
- Cởi giày quay mũi dép ra ngoài trước khi vào nhà, vào nhà thì đi bằng dép nhẹ trong nhà.
- Lập tức nói cảm ơn, xin lỗi khi nhờ vả hay làm phiền
- Ăn những món sống như cá…
- Tập tục tặng quà Tết và quà Trung thu
- Ăn mù ramen hay Soba húp sùm sụp, theo quan niệm của người Nhật ăn như thế mới thể hiện cho người đầu bếp thấy được là món ăn rất ngon.
- Nhà vệ sinh kiểu Nhật, khi đi vệ sinh không biết phải quay vào hay quay ra, thực ra là quay vào.
- Không nên đưa tiền Tip khi ở Nhật.
Những nét đặc sắc trong văn hóa của đất nước Nhật Bản thật là thú vị phải không các bạn. Nếu có dịp sang tham quan đất nước mặt trời mọc xinh đẹp này, bạn nên trải nghiệm nhé. Nhất là các bạn du học sinh, người đi lao động và làm việc tại Nhật Bản.
Xem thêm:
Thủ tục vay vốn ngân hàng cho xuất khẩu lao động
Quy định về chi phí xuất khẩu lao động nhật
[Tổng hợp] Danh sách Công ty xuất khẩu lao động uy tín tại Hà Nội